Púng Bon là nơi định cư lâu đời của đồng bào dân tộc Cống tại xã Pa Thơm, huyện Điện Biên. Đây là một trong những dân tộc thiểu số có số dân không nhiều nhưng đời sống văn hóa của bà con vẫn rất phong phú với nhiều phong tục tập quán truyền thống tốt đẹp còn được lưu giữ cho đến ngày nay.
Nằm giữa trung tâm của bản là ngôi nhà sàn nhỏ của ông Quàng Văn Ha. Ông chia sẻ: nhà sàn đóng vai trò quan trọng trong đời sống sinh hoạt cũng như trong đời sống tín ngưỡng tinh thần với những nét đặc trưng kiến trúc riêng biệt, độc đáo và phù hợp với phong tục tập quán. Đó là nhà sàn ba gian hoặc bốn gian được làm bằng gỗ rừng. Mái nhà có bốn mái, cao tạo nên sự thoáng mát, rộng rãi. Các ngôi nhà của người Cống đều được những bàn tay khéo léo của những người dân trong bản dựng nên và mang đến cho người ở sự thoải mái, mộc mạc của núi rừng đại ngàn.
Trong nhà của người Cống có hai đặc trưng riêng, thứ nhất: ngôi nhà của người Cống chỉ có một cửa ra vào và một cửa sổ ở gian giữa; thứ hai, mỗi nhà sàn đều có một cái sàn nhỏ ở phía sau hàng cột trên cùng, nó cao hơn sàn chính và là nơi đặt bàn thờ trong ngôi nhà. Người Cống tùy theo từng họ mà đặt bàn thờ ở các vị trí khác nhau. Trong nhà của người Cống cũng có những đồ trang trí đồng thời là vật dụng trong nhà hoặc các nhạc cụ.
Mỗi họ của người Cống có một trưởng họ, có chung một kiêng cữ, có chung quy định về chỗ đặt bàn thờ tổ tiên và cách cúng bái. Lễ làm ma nhà – phì lóc đèng được ông Ha thực hiện trong gian thờ cúng của gia đình, mâm cỗ dâng cúng trước ban thờ chính nhằm mục đích trình báo với thần linh, tổ tiên về những việc mà cả gia đình đã làm được trong năm, cảm tạ sự phù hộ, độ trì của các đấng bề trên cho con cháu khỏe mạnh, chăn nuôi, sản xuất gặp nhiều thuận lợi, mùa màng tươi tốt, thóc, ngô đầy nhà.
Nằm giữa trung tâm của bản là ngôi nhà sàn nhỏ của ông Quàng Văn Ha. Ông chia sẻ: nhà sàn đóng vai trò quan trọng trong đời sống sinh hoạt cũng như trong đời sống tín ngưỡng tinh thần với những nét đặc trưng kiến trúc riêng biệt, độc đáo và phù hợp với phong tục tập quán. Đó là nhà sàn ba gian hoặc bốn gian được làm bằng gỗ rừng. Mái nhà có bốn mái, cao tạo nên sự thoáng mát, rộng rãi. Các ngôi nhà của người Cống đều được những bàn tay khéo léo của những người dân trong bản dựng nên và mang đến cho người ở sự thoải mái, mộc mạc của núi rừng đại ngàn.
Trong nhà của người Cống có hai đặc trưng riêng, thứ nhất: ngôi nhà của người Cống chỉ có một cửa ra vào và một cửa sổ ở gian giữa; thứ hai, mỗi nhà sàn đều có một cái sàn nhỏ ở phía sau hàng cột trên cùng, nó cao hơn sàn chính và là nơi đặt bàn thờ trong ngôi nhà. Người Cống tùy theo từng họ mà đặt bàn thờ ở các vị trí khác nhau. Trong nhà của người Cống cũng có những đồ trang trí đồng thời là vật dụng trong nhà hoặc các nhạc cụ.
Mỗi họ của người Cống có một trưởng họ, có chung một kiêng cữ, có chung quy định về chỗ đặt bàn thờ tổ tiên và cách cúng bái. Lễ làm ma nhà – phì lóc đèng được ông Ha thực hiện trong gian thờ cúng của gia đình, mâm cỗ dâng cúng trước ban thờ chính nhằm mục đích trình báo với thần linh, tổ tiên về những việc mà cả gia đình đã làm được trong năm, cảm tạ sự phù hộ, độ trì của các đấng bề trên cho con cháu khỏe mạnh, chăn nuôi, sản xuất gặp nhiều thuận lợi, mùa màng tươi tốt, thóc, ngô đầy nhà.
Vào thời điểm khi cả bản vừa thu hoạch mùa vụ xong, bà con trong bản Púng Bon cùng nhau tổ chức Tết hoa đón mừng năm mới, bởi họ quan niệm kết thúc vụ mùa cũng có nghĩa là kết thúc năm cũ. Tết hoa được tổ chức nhằm báo với tổ tiên về những việc đã làm được trong năm, cảm ơn tổ tiên đã phù hộ cho con cháu khoẻ mạnh, chăn nuôi, sản xuất gặp nhiều thuận lợi, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Người Cống coi đời sống tâm linh là hết sức thiêng liêng, niềm tin về cõi thiêng đó không bao giờ tắt. Họ luôn tin rằng bên cạnh sự nỗ lực của bản thân trong cuộc sống mưu sinh, các thần linh, tổ tiên luôn đồng hành để tiếp thêm sức mạnh cho họ vượt qua thử thách và làm nên những điều kỳ diệu trong cuộc sống.
Ngoài mâm cúng chung của cả bản thì mỗi gia đình cũng tự mang đồ cúng đến. Đó là những sản phẩm do tự tay họ làm ra như củ khoai, củ sắn, bí luộc… Hoa mào gà theo quan niệm của người Cống là biểu tượng của sự may mắn, tốt đẹp. Do vậy, sáng sớm ngày diễn ra lễ mỗi gia đình lên nương lúa hái hoa mào gà đỏ gọi là le le, hoa mào gà màu vàng gọi là li li, đặt trên đồ cúng rồi mang đến nhà thầy cúng. Vào ngày Tết Hoa, già trẻ, gái trai trong bản tụ tập vui hội tưng bừng trong những điệu múa truyền thống đón mừng năm mới. Nhịp trống chiêng, điệu dia nai rộn ràng như chắp cánh cho lời ca thêm bay bổng và ước vọng về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc đến gần hơn.
Những hình thức sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng lâu đời của dân tộc Cống được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác chứa đựng những yếu tố văn hóa tích cực gắn với xã hội người Cống, phản ánh sinh động đời sống và bản sắc tộc người. Chính vì vậy, các nghi lễ như Ăn la khá, Phì lóc đèng hay Tết Hoa từ bao đời nay và mãi mãi vẫn là một nhu cầu tâm linh không thể thiếu được trong đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc Cống./.