Ngũ Hành và Ngũ Vị, NGŨ HÀNH Và CẢM XÚC , Bí Mật Sức Khỏe và Thịnh Vượng Từ Tự Nhiên

Tran Anh Khoa
01 Sep 2024
PHONG THỦY VÀ SỨC KHỎE

NGŨ HÀNH VÀ NGŨ VỊ
Để đảm bảo cho các cơ quan được hoạt động tốt, người ta có thể « bổ » chúng bằng các vị. Mỗi cơ quan tương ứng với một vị. Bằng cách áp dụng Vòng tương sinh và Vòng tương khắc, ta có thể rút ra được :

Vị mặn đi vào thận (hành thủy), nhưng mặn quá sẽ hại tim và ruột non (hành hỏa)
Vị đắng đi vào tim (hành hỏa), nhưng đắng quá sẽ hại phổi và ruột già (hành kim) ( nhất là đồ nướng)

Vị cay nồng (do gia vị) đi vào phổi (hành kim), nhưng quá cay sẽ hại gan (hành mộc)
Vị chua đi vào gan (hành mộc), nhưng chua quá sẽ làm hỏng tỳ vị (hành thổ)
Vị ngọt đi vào dạ dày, tuyến tụy (tỳ, vị- hành thổ), nhưng ngọt quá sẽ hại thận và bàng quang (hành thủy)
NGŨ HÀNH VÀ CẢM XÚC
Trước khi tìm đến tìm gặp một bác sĩ tâm lý hay tâm thần, hãy thử làm chủ các cảm xúc của bạn bằng các hiểu biết về Ngũ hành.

Cảm xúc = Emotion = energy in movement = năng lượng chuyển động.

Một cảm xúc chính là sự thay đổi của năng lượng tâm sinh lý. Sự biến đổi của các cảm xúc chính là 5 quá trình chuyển hóa năng lượng trong Ngũ hành.

Mỗi cơ quan, mỗi hành đều tương ứng với một cảm xúc, và luôn có hai mặt : cân bằng năng lượng và mất cân bằng năng lượng. Bằng cách chuyển đổi một cách hài hòa từ một cảm xúc tích cực sang một cảm xúc khác, chúng ta sẽ có một sự an bình về tâm lí.

★ Sự thẳng thắn tạo ra vui mừng, hạnh phúc

★ Hạnh phúc sẽ tạo ra tình yêu, lòng từ bi

★ Lòng từ bi tạo nên phẩm cách

★ Tôn trọng tạo nên sự thích ứng

★ Sự thích ứng tạo nên sự thẳng thắn.


Thử suy nghĩ về những quy trình này và hãy áp dụng trong đời sống của bạn
Tuy vậy, sự vượt trội của một trạng thái cảm xúc cũng có thể phá vỡ sự cân bằng (áp dụng vòng tương khắc)

★ Quá thẳng tính sẽ làm mất tình yêu thương.

★ Vui mừng thái quá phá hủy tư cách.

★ Yêu thương mù quáng làm người ta đánh mất sự thích ứng (không nhận thức được xung quanh)

★ Cố tỏ ra đạo mạo sẽ làm mất sự trung thực

★ Sự thích ứng thái quá (dao động thái quá) sẽ làm mất đi niềm vui Xét theo các cảm xúc tiêu cực, ta có:

★ Sự giận giữ tạo ra chứng cuồng loạn

★ Chứng cuồng loạn sinh ra sự hoang mang, đau khổ


★ Hoang mang, đau khổ tạo ra sự buồn rầu, tuyệt vọng

★ Tuyệt vọng khiến người ta lo sợ

★ Sợ hãi khiến người ta giận giữ



Ta cũng có thể xoa dịu các cảm xúc bằng cách kích thích tạo ra một cảm xúc khác

★ Để không bị thất vọng, hãy yêu thương.

★ Để không bị lo sợ, hãy sống có phẩm cách

★ Để khôn bị giận giữ, hãy học cách chấp nhận, thích ứng

★ Để không bị cuồng loạn, cần phải thẳng thắn.

★ Để không bị đau khổ, ta cần những niềm vui.